Tài liệu tập huấn máy kéo Kubota

Chương 1 Vận Hành An Toàn

1. Kiểm tra trước khi vận hành
2. Vận hành động cơ và máy kéo kubota
3. Vận hành PTO
4. Vận hành móc ba điểm và đòn kéo
5. Vận hành thiết bị thủy lực
6. Bánh xe – bánh hơi
7. Chất bôi trơn – nhiên liệu – nước làm mát

 I. Kiểm tra trước khi vận hành

 Để tránh gặp trục trặc, trước khi vận hành phải kiểm tra máy kéo trước khi khởi động.

-Nước làm mát

-Nhớt động cơ

-Nhớt thủy lực

Kiểm tra nhớt thủy lực 

L3408

1.Chỗ thăm nhớt A: Khoảng nhớt cho phép

Các dòng khác

1.Que thăm nhớt 2.Chỗ châm nhớt A :  Khoảng nhớt cho phép

 Vệ sinh lưới tản nhiệt

       

1.Lưới bộ tản nhiệt 2.Bu- lông nút
1.Lưới bộ tản nhiệt 2.Bu- lông

II.  Vận hành động cơ 

-Gài thắng tay
- Khóa nhiên liệu ở vị trí mở
- Cần số ở vị trí N
- Cần PTO ở vị trí OFF
- Cần điều khiển móc 3 điểm ở vị trí thấp nhất
- Bật công tắc máy sang vị trí “ON” và kiểm tra đèn báo
- Đạp hết ly hợp
- Xoay công tắc máy sang vị trí “START”
- Kiểm tra đèn báo nhớt và sạc

III. Vận hành máy kéo

Vận hành máy kéo mới

- Không vận hành máy kéo mới hết tốc độ trong 50H đầu
- Vận hành 80% công suất
- Không khởi động hoặc gài thắng đột ngột
- Không chạy động cơ ở tốc độ nhanh hơn tốc độ cần thiết

-  Điều chỉnh vị trí người điều khiển

-  Chọn công tắc đèn

-  Kiểm tra bàn đạp thắng

 -  Nâng nông cụ

-  Đạp hết ly hợp

-  Chọn tốc độ di chuyển

-  Tăng tốc động cơ

-  Nhả thắng tay và từ từ nhả bàn đạp ly hợp

Ø Khi chạy trên đường chỉ sử dụng một cầu
Ø Không được sử dụng cần khóa vi sai khi chạy trên đường thẳng và quẹo cua

Tác dụng của hai cầu

- Khi máy kéo cần lực mạnh hơn
- Khi làm việc trên cánh đồng lầy, đất cát
- Khi làm việc trên đất cứng

Chú ý:

Phải đạp ly hợp trước khi gài hai cầu (chuyển cầu)

Tác dụng của khóa vi sai

Nếu một trong các bánh sau bị trượt hãy đạp bàn đạp khóa vi sai để giữ hai bánh sau quay cùng tốc độ

Chú ý:

 Khi đi trên đường không được sử dụng bàn đạp khóa vi sai. Khi dùng khóa vi sai phải giảm tốc độ động cơ xuống.

Nếu khóa vi sai không nhả ra hãy đạp lên bàn đạp thắng vài lần.

Trong khi lái

 Ngay lập tức tắt động cơ nếu

- Động cơ đột ngột giảm tốc độ hoặc tăng tốc

- Có tiếng động khác thường
- Khói xả có màu khác
-Trong khi lái hãy kiểm tra các đèn báo thường xuyên để đảm bảo các bộ phận của máy hoạt động bình thường

 

IV. Vận hành PTO

Khi kiểm tra các bộ phận dùng PTO phải tắt động cơ và để các bộ phận đang xoay ngừng chuyển động.

Để tránh hư hỏng hộp số trước khi gài PTO phải đạp hết bàn đạp ly hợp.

Trước khi gài PTO phải giảm tốc độ động cơ

V. Vận hành móc 3 điểm và đòn kéo

      

1,5 : Cần nối trên, dưới 2,6 : Cần nâng 3,4 : Xích tăng đơ và vít tăng đơ

Chú ý khi tháo nông cụ:

-Phải tắt động cơ
- Không được đứng giữa máy kéo và nông cụ
- Khi tháo và lắp nông cụ hãy để máy kéo trên mặt bằng phẳng
- Khi nối nông cụ hay móc 3 điểm hãy kiểm tra phạm vi vận hành

Cần nối trên

-Chỉnh góc của nông cụ sang vị trí mong muốn bằng cách thu ngắn hoặc nối dài.
- Chiều dài thích hợp của cần nối trên sẽ thay đổi tùy theo loại nông cụ bạn sử dụng

 Xích tăng  đơ

- Điều chỉnh vít tăng đơ để điều khiển độ lắc theo chiều ngang của nông cụ (Thông số chuẩn WSM)
- Sau khi điều chỉnh hãy vặn chặt đai ốc lại
 
1.Trục PTO 2.Thanh đòn kéo sau 3.Chốt khóa

 Không bao giờ kéo bằng cần nối trên trục sau hoặc bất kỳ điểm nào trên đòn kéo, những điều này khiến máy kéo lật về phía sau gây tử vong 

1.Núm vặn điều chỉnh tốc độ hạ móc 3 điểm  A : Chiều tăng tốc độ hạ xuống B : Chiều giảm tốc độ hạ xuống C : Vị trí khóa van
 

Nếu có tiếng động khi nâng nông cụ lên bằng cần điều khiển vị trí (tối đa) thì phải điều chỉnh lại hệ thống thủy lực

Chương 2 - Bảo dưỡng định kỳ - tài liệu tập huấn máy kéo kubota 

(Đang update)
messenger
zalo