A. CƠ CẤU
1. Hệ thống thủy lực máy cày Kubota L5018 - Mạch thủy lực
(1) Bộ lọc nhớt (2) Bộ lọc nhớt (3) Van giảm áp (4) Khối xi-lanh thủy lực (5) Van điều khiển vị trí (6) Van an toàn xi-lanh (7) Bộ điều khiển thiết bị lái trợ lực (8) Van điều chỉnh tốc độ hạ xuống (9) Bơm thủy lực cho 3 điểm (10) Bơm thủy lực cho thiết bị lái trợ lực (11) Van giảm áp (12) Bình nhớt C: Cổng xi-lanh P: Cửa bơm T1: Cổng T1 (Đến hộp số) T2: Cổng T2 (Đến hộp số)
Hệ thống thủy lực máy cày Kubota L5018 gồm có bơm thủy lực (cho hệ thống thủy lực 3P (3 điểm)) (9) và bơm thủy lực (cho thiết bị lái
trợ lực) (10), van điều khiển vị trí (5), xi-lanh thủy lực (4), bộ điều khiển thiết bị lái trợ lực (7) và các bộ phận bên ngoài.
(3) | 17,1 đến 18,1 MPa (175 đến 185 kgf/cm2, 2489 đến 2631 psi) |
(6) | 19,6 đến 22,6 MPa (200 đến 230 kgf/cm2, 2845 đến 3277 psi) |
(9) | Khoảng 29,90 L/phút (7,90 U.S.gals/phút, 6.58 Imp.gals/phút) |
(10) | Khoảng 18,27 L/phút (4,83 U.S.gals/phút, 4.02 Imp.gals/phút) |
(11) | 10,7 đến 11,7 MPa (109 đến 119 kgf/cm2, 1552 đến 1697 psi) |
2. Cấu trúc của kiểu hộp số thủ công
(1) Bơm thủy lực (móc 3 điểm) (2) Xi-lanh thiết bị lái (3) Bộ lọc nhớt thủy lực (4) Van điều khiển vị trí (5) Xi-lanh thủy lực (6) Bình chứa nhớt (hộp số) (7) Bộ điều khiển thiết bị lái trợ lực (8) Bơm thủy lực (thiết bị lái trợ lực) (A) Dây phân phối (B) Dây hút hoặc xả
Hệ thống thủy lực máy cày Kubota L5018 gồm các bộ phận chính như trong hình vẽ. Hệ thống này có các chức năng sau đây.
• Để nâng và hạ nông cụ nối với móc 3 điểm.
• Để vận hành thiết bị truyền động thủy lực của, khối thủy lực (tùy chọn thêm) của nông cụ ở phần bên trái của khối xi-lanh thủy lực (ở vị trí bộ nắp xi-lanh.
3. Mạch thủy lực cho hệ thống thủy lực 3 điểm
(1) Bình chứa nhớt (hộp số) (2) Bộ lọc nhớt thủy lực (3) Động cơ (4) Bơm thủy lực cho hệ thống 3 điểm (5) Van giảm áp (6) Bộ lọc nhớt (7) Van điều khiển vị trí (8) Van điều chỉnh tốc độ hạ xuống (9) Xi-lanh thủy lực (10) Khối xi-lanh thủy lực (11) Van an toàn xi-lanh (12) Bộ nắp xi-lanh (A) Nhớt đến thiết bị lái trợ lực C: Cổng xi-lanh P: Cửa bơm T1: Cổng T1 (Đến hộp số) T2: Cổng T2 (Đến hộp số)
Dòng nhớt thủy lực
1. Khi khởi động động cơ (3), bơm thủy lực (4) quay để hút nhớt từ hộp số (1) thông qua ống hút. Nhớt cung cấp được lọc qua bộ lọc nhớt thủy lực (2).
2. Nhớt đã được lọc bị bơm thủy lực đẩy ra đến lọc nhớt (6) rồi đến van điều khiển vị trí (7). Khi máy kéo có trang bị máy chất tải phía trước, áp suất nhớt được lấy ra từ khối thủy lực (tùy chọn thêm) được dính trên phần bên trái của khối xi-lanh thủy lực (ở vị trí bộ nắp xi-lanh (12)), và dầu hồi lưu từ máy chất tải phía trước chảy quay lại khối thủy lực này, sau đó đi vào van điều khiển vị trí (7) qua ống phân phối.
3. Van điều khiển vị trí (7) chuyển nhớt đến xi-lanh thủy lực (9) của hệ thống thủy lực 3 điểm hoặc được đưa nhớt trở về bình chứa nhớt (hộp số) (1).
• Hệ thống thủy lực có van giảm áp (5) giới hạn áp suất tối đa trong mạch và van an toàn xi-lanh giảm áp suất đột ngột trong xi-lanh thủy lực.
4. Xi-lanh thủy lực
(1) Núm điều chỉnh tốc độ hạ xuống (2) Trục điều chỉnh tốc độ hạ xuống (3) Van điều chỉnh tốc độ hạ xuống (4) Xi-lanh thủy lực (5) Vòng chữ O (6) Vòng đỡ (7) Pit-tông thủy lực (8) Thanh nối pit-tông thủy lực (9) Tay thủy lực (10) Trục tay thủy lực (11) Tay nâng (12) Tay điều khiển vị trí (13) Cần truyền động lõi van (14) Van điều khiển vị trí (15) Van an toàn xi-lanh A: Vị trí tay nâng "Xuống" B: Vị trí tay nâng "Lên"
Các bộ phận chính của xi-lanh thủy lực được thể hiện trong hình ở trên.
Khi tay nâng (11) nâng lên, nhớt từ bơm thủy lực chảy vào xi-lanh thủy lực sau khi qua van điều khiển vị trí (14). Sau đó nhớt đẩy pit-tông thủy lực (7). Khi tay nâng (11) hạ xuống, nhớt trong xi-lanh thủy lực được xả vào hộp số qua van điều khiển vị trí (14) nhờ trọng lượng của nông cụ. Vào lúc này, tốc độ hạ xuống của nông cụ có thể được điều khiển bởi núm điều chỉnh tốc độ hạ xuống (1) gắn với xilanh thủy lực (4). Vặn núm điều chỉnh tốc độ hạ xuống (1) theo chiều kim đồng hồ sẽ làm giảm tốc độ hạ xuống và vặn ngược chiều kim đồng hồ sẽ làm tăng tốc độ hạ xuống. Khi van điều chỉnh tốc độ hạ xuống (3) đóng hoàn toàn, tay nâng (11) được giữ tại vị trí của nó, do nhớt trong xi-lanh thủy lực bị giữ lại ở giữa pit-tông (7) và van điều chỉnh tốc độ hạ xuống (3).
5. Cơ cấu liên kết
5.1 Điều khiển vị trí
(1) Cần điều khiền vị trí (2) Tay điều khiển (3) Cần truyền động lõi van (4) Khớp nối lõi van 1 (5) Đầu lõi van (6) Thân van (7) Trục của cần phản hồi (8) Cần phản hồi (9) Thanh phản hồi (10) Tay nâng
Điều khiển vị trí là một cơ cấu nâng lên hoặc hạ xuống nông cụ được gắn vào máy kéo tương quan với chuyển động của cần điều khiển. Nông cụ có thể được đặt ở bất kỳ độ cao nào bằng cách di chuyển cần điều khiển vị trí. Cũng có thể thực hiện việc điều chỉnh nông cụ tới vị trí chính xác một cách dễ dàng.
5.1.1 Pha nâng của điều khiển vị trí
1. Khi di chuyển cần điều khiển vị trí tới vị trí LIFT (NÂNG), tay điều khiển (2) sẽ quay theo chiều mũi tên. Do đó, cần truyền động lõi van (1) di chuyển quanh điểm tựa P và kéo lõi van (3) mở mạch LIFTING (NÂNG) trong van điều khiển vị trí (6).
(1) Cần truyền động lõi van (4) Trục của cần phản hồi (5) Thanh phản hồi [2] Nâng đến vị trí trung lập A: Mặt trước B: Mặt sau C: Nối với cần điều khiền vị trí D: Nối với tay nâng Q: Điểm tựa
2. Khi tay nâng di chuyển lên trên, trục cần phản hồi (4) sẽ quay theo chiều mũi tên, do thanh phản hồi (5) được khởi động. Do đó, cần truyền động lõi van (1) dựa vào điểm tựa Q di chuyển và đẩy lõi van (3).
(1) Cần truyền động lõi van (2) Tay điều khiển (3) Lõi van (6) Van điều khiển vị trí [1] Nâng lên A: Mặt trước B: Mặt sau C: Nối với cần điều khiền vị trí D: Nối với tay nâng P: Điểm tựa
3. Tay nâng dừng lại khi lõi van quay về vị trí NEUTRAL (TRUNG LẬP).
5.1.2 Pha hạ của điều khiển vị trí
1. Khi cần điều khiển vị trí được di chuyển đến vị trí LOWERING (HẠ XUỐNG), tay điều khiển (2) quay theo mũi tên. Do đó, cần truyền động lõi van (1) dựa vào điểm tựa vào điểm P di chuyển và đẩy lõi van (3) và van hình nấm 2 (4) mở mạch LOWERING (HẠ XUỐNG) trong van điều khiển vị trí.
(1) Cần truyền động lõi van (2) Tay điều khiển (3) Lõi van (4) Van hình nấm 2 [1] Hạ xuống A: Mặt trước B: Mặt sau C: Nối với cần điều khiền vị trí D: Nối với tay nâng P: Điểm tựa
2. Khi tay nâng di chuyển xuống dưới, trục cần phản hồi (5) quay theo mũi tên, vì thanh phản hồi (6) được kích hoạt. Do đó, cần truyền động lõi van (1) dựa vào điểm tựa Q di chuyển và kéo lõi van (3).
(3) Lõi van (5) Trục của cần phản hồi (6) Thanh phản hồi (7) Van điều khiển vị trí [2] Hạ xuống vị trí trung lập A: Mặt trước B: Mặt sau C: Nối với cần điều khiền vị trí D: Nối với tay nâng Q: Điểm tựa
3. Tay nâng dừng lại khi lõi van (3) quay về vị trí NEUTRAL (TRUNG LẬP).
5.2 Dòng nhớt van điều khiển vị trí
5.2.1 Pha trung gian của van điều khiển
(1) Lõi van (2) Van xả (3) Van hình nấm 1 (4) Van hình nấm 2 (5) Đĩa (a) Buồng A C: Cổng C (Xi-lanh) P: Cổng P (Bơm) T1: Cổng T1 (đến hộp số) T2: Cổng T2 (đến hộp số) T3: Cổng T3 (đến hộp số)
Nhớt điều áp chảy ở cổng P, đẩy van xả (2) mở và trở lại hộp số từ cổng T1.
Nhớt trong buồng A (a) phía sau van xả (2) trở lại hộp số qua khe hở giữa lõi van (1) và thân van phân phối. Do van hình nấm 1 (3) được đóng lại bởi lò xo nằm phía sau van hình nấm 1 (3), nhớt trong xi-lanh thủy lực không chảy đến hộp số.
Ở tình trạng này, van điều khiển vị trí được giữ ở pha TRUNG GIAN.
Nhớt trong xi-lanh thủy lực không chảy ra ngoài do mạch bị ngắt bởi hoạt động của van hình nấm 1 (3) và van hình nấm 2 (4).
(1) Lõi van (2) Van xả (3) Van hình nấm 3 (4) Van hình nấm 1 (a) Buồng A (b) Buồng B C: Cổng C (Xi-lanh) P: Cổng P (Bơm) T1: Cổng T1 (đến hộp số) T2: Cổng T2 (đến hộp số) T3: Cổng T3 (đến hộp số)
Khi cần điều khiển di chuyển đến vị trí UP (LÊN), lõi van (1) được đẩy ra từ thân van điều khiển vị trí như thể hiện trong hình.
Nhớt áp lực cao được phân phối từ cổng P chảy qua đường dẫn nhớt của lõi van (1) vào buồng A (a).
Do lò xo phía sau van xả (2) và nhớt áp lực chảy vào buồng A (a) đẩy và đóng van xả (2).
Ở điều kiện này, nhớt áp lực chảy đến cổng C.
Do van kiểm tra được nhớt áp lực mở ra, nên nhớt áp lực chảy qua cổng C đến xi-lanh thủy lực, nâng nông cụ lên.
5.2.3 Pha hạ của van điều khiển hệ thống thủy lực máy cày kubota L5018
(1) Lõi van (2) Van xả (3) Van hình nấm 1 (4) Van hình nấm 2 (5) Vít điều chỉnh (6) Đĩa (a) Buồng A C: Cổng C (Xi-lanh) P: Cổng P (Bơm) T1: Cổng T1 (Đến hộp số) T2: Cổng T2 (Đến hộp số) T3: Cổng T3 (Đến hộp số)
Khi cần điều khiển di chuyển đến vị trí DOWN (XUỐNG), lõi van (1) được đẩy vào thân van điều khiển vị trí như thể hiện trong hình.
Do lõi van (1) chặn nhớt không cho đi vào bên trong buồng A (a), nhớt áp lực từ cổng P xả vào cổng T1, làm mở van xả (2).
Do van hình nấm 2 (4) bị đẩy bởi tấm được nối với lõi van (1), mạch nhớt giữa cổng C và cổng T2 được hình thành.
Nhơt trong xi-lanh thủy lực bị đẩy ra do trọng lượng của nông cụ, và trở lại hộp số qua cổng C và cổng T2, hạ nông cụ xuống.
Pha nổi của van điều khiển
Khi cần điều khiển di chuyển hết mức đến tận cùng, lõi van (1) và van hình nấm 2 (4) vẫn giữ nguyên vị trí được mô tả đối với Hạ xuống. Nhớt chảy tự do gữa bơm thủy lực, xi-lanh thủy lực và hộp số.
5.2.4 Pha nâng đến pha trung lập của van điều khiển
(1) Lõi van (2) Van xả (3) Van hình nấm 3 (4) Van hình nấm 1 (5) Phần hình côn (a) Buồng A (b) Buồng B C: Cổng C (Xi-lanh) P: Cổng P (Bơm) T1: Cổng T1 (đến hộp số) T2: Cổng T2 (đến hộp số) T3: Cổng T3 (đến hộp số)
Khi di chuyển cần điều khiển vị trí từ LIFTING (NÂNG) sang NEUTRAL (TRUNG LẬP), lõi van (1) được đẩy ra sau như trình bày trong hình.
Khi vị trí NEUTRAL (TRUNG LẬP) đến gần, phần hình (5) côn của lõi van (1) tạo ra chênh lệch áp suất ở cổng P và cổng C.
Vì vậy, van hình nấm 1(4) từ từ đóng lại, và hấp thụ sốc tại buồng A (a) phía sau van xả (2), van xả (2), không mở.
Tuy nhiên, van hình nấm 3 (3) mở ra do áp suất thấp trong buồng B (b), sau đó nhớt từ bơm quay lại đến hộp số qua cổng T3.
6. Van giảm áp (cho hệ thống thủy lực 3P)
(1) Long đền (2) Đệm điều chỉnh (3) Chốt (4) Ghế (5) Van hình nấm (6) Khoang giảm xóc (A) Từ bơm (B) Đến hộp số
Mạch thủy lực 3 điểm có van giảm áp để giới hạn áp suất tối đa trong mạch.
Van gồm có pit-tông dẫn hướng có bộ giảm chấn, van giảm áp suất tác động trực tiếp phù hợp cho áp suất và công suất tương đối cao, được thiết kế để ngăn chặn va đập và các vấn đề không ổn định khác liên quan đến van giảm áp tác động trực tiếp. Như thể hiện trong hình, van hình nấm (5) được gắn một pit-tông dẫn hướng, và có buồng van được gọi là khoang giảm xóc (6) trong bệ của pit-tông dẫn hướng.
Cửa nạp van được kết nối với khoang này thông qua khoảng hở giữa bề mặt dẫn hướng và ghế để khoang cung cấp hiệu ứng giảm xóc, kiểm soát độ rung van.
Khi áp suất trong mạch tăng lên, áp suất trong khoang giảm xóc cũng tăng, và khi nó vượt quá cài đặt áp suất giảm áp mà lò xo được nén, nó sẽ tạo ra khoảng hở giữa van hình nấm và bệ van.
Nhớt thủy lực có thể thoát sang hộp số qua khoảng hở này, tăng áp suất được kiểm soát.
B. BẢO DƯỠNG
1. Chẩn đoán sự cố hệ thống thủy lực
2. Thông số kỹ thuật bảo dưỡng cho hệ thống thủy lực
Bơm thủy lực cho hệ thống 3 điểm
Van giảm áp (hệ thống 3 điểm)
Cơ cấu điều khiển
Van an toàn xi-lanh
Xi-lanh thủy lực
3. Mômen xoắn siết chặt của hệ thống thủy lực
Mômen xoắn siết chặt vít, bu-lông và đai ốc trong bảng kế tiếp được chỉ định đặc biệt.
4. Kiểm tra, tháo dỡ và bảo dưỡng
4.1 Kiểm tra
4.1.1 Kiểm tra bơm thủy lực bằng đồng hồ đo lưu lượng (hệ thống thủy lực 3 điểm)
4.1.1.1 Chuẩn bị kiểm tra bơm thủy lực (hệ thống thủy lực 3P)
(1) Ống phân phối 3P (2) Vít lắp ráp ống phân phối 3P (phía bộ bơm thủy lực) (3) Vít lắp ráp ống phân phối 3P (phía khối xi-lanh thủy lực)
1. Tháo vít lắp ráp ống phân phối 3P (2) và (3).
2. Tháo ống phân phối 3P khỏi bơm thủy lực và khối xi-lanh thủy lực.
(Khi lắp ráp lại)
LƯU Ý
• Bơm thuỷ lực được làm bằng nhôm.
Vặn theo mômen xoắn siết chặt như trình bày ở bảng tiếp theo.
• Tra mỡ bôi trơn vào vòng chữ O và cẩn thận để không làm hư.
4.1.1.2 Kiểm tra lưu lượng thủy lực (hệ thống thủy lực 3P)
QUAN TRỌNG
• Khi sử dụng đồng hồ đo lưu lượng khác đồng hồ được chỉ định bởi KUBOTA, hãy đảm bảo rằng bạn tuân theo hướng dẫn về đồng hồ đo lưu lượng đó.
• Không nên đóng hoàn toàn van nạp của đồng ho đo lưu lượng trước khi kiểm tra vì nó không có van giảm áp.
Các dụng cụ cần dùng
• Đồng hồ đo lưu lượng
• Adaptơ bơm
(1) Adaptơ
1. Lắp ráp adaptơ bơm (1) với vòng chữ O vào cửa xả của bơm.
2. Nối ống kiểm tra thủy lực vào adaptơ và cửa nạp của đồng hồ đo lưu lượng.
3. Nối ống kiểm tra thủy lực còn lại vào cửa ra đồng hồ đo lưu lượng và lỗ chốt nạp nhớt hộp số.
4. Mở hoàn toàn van nạp của đồng hồ đo lưu lượng. (Xoay ngược chiều kim đồng hồ.)
5. Khởi động động cơ và gài ở tốc độ động cơ có tham khảo Điều kiện.
Điều kiện
Tốc độ động cơ 2000 đến 2200 phút-1 (vòng/phút)
6. Đóng từ từ van nạp để tăng áp suất có tham khảo Điều kiện. Giữ trạng thái này cho đến khi nhiệt độ nhớt tăng lên.
Điều kiện
7. Mở hoàn toàn van nạp.
8. Gài tốc độ động cơ. có tham khảo Điều kiện.
Điều kiện.
9. Đọc và ghi lại lưu lượng bơm ở trạng thái không có áp suất.
10. Đóng từ từ van nạp để tăng áp suất định mức. Khi tải tăng, tốc độ động cơ sẽ giảm, do đó, hãy gài lại tốc độ động cơ.
11. Đọc và ghi lại về lưu lượng bơm ở áp suất định mức.
12. Mở hoàn toàn van nạp và tắt động cơ.
13. Nếu lưu lượng bơm không đạt giới hạn cho phép, hãy kiểm tra đường hút của bơm, bộ lọc nhớt hay bơm thủy lực.
4.1.2 Van giảm áp (Hệ thống thủy lực 3 điểm)
4.1.2.1 Kiểm tra áp suất cài đặt van giảm áp
Các dụng cụ cần dùng
• Cáp
• Đồng hồ áp suất: Hơn 20 MPa (200 kgf/cm2, 2900 psi)
• Adaptơ thẳng (G 1/4)
(2) Cần điều khiền vị trí (3) Tấm chặn cần điều khiển vị trí (4) Xi-lanh thủy lực (5) Đệm điều chỉnh (6) Long đền (7) Vòng chữ O (8) Chốt (9) Van hình nấm (10) Bệ van giảm áp (11) Đai ốc điều chỉnh (12) Đai ốc khoá (13) Thanh phản hồi điều khiển vị trí
1. Tháo chốt khỏi khối xi-lanh thủy lực và lắp ráp khớp nối ren. Sau đó nối cáp và đồng hồ áp suất (1).
(1) Đồng hồ đo áp suất
2. Mở khóa tấm chặn cần điều khiển vị trí (3).
3. Khởi động động cơ và gài ở tốc độ tối đa.
Điều kiện
Tốc độ động cơ Nhiệt độ nhớt
2700 phút-1 (vòng/phút) 40 đến 60 ℃ (104 đến 140 ℉)
4. Di chuyển cần điều khiển vị trí về phía sau đến khi van giảm áp hoạt động và đọc đồng hồ.
5. Mở đai ốc khoá (12) của thanh phản hồi điều khiển vị trí (13). Xoay đồng thời đai ốc điều chỉnh (11) và đai ốc khoá (12) của thanh phản hồi điều khiển vị trí (13) sao cho van giảm áp bắt đầu hoạt động.
6. Nếu áp suất không nằm trong thông số kỹ thuật nhà sản xuất, tháo chốt (8) và điều chỉnh áp suất bằng đệm điều chỉnh (5).
7. Sau khi kiểm tra áp suất cài đặt van giảm áp, khóa tấm chặn cần điều khiển vị trí.
8. Sau khi kiểm tra và điều chỉnh áp suất cài đặt van giảm áp, đặt lại cố định chiều dài của thanh phản hồi điều khiển vị trí (13) về vị trí ban đầu.
4.1.2.2 Điều chỉnh thanh phản hồi điều khiển vị trí
(1) Cần điều khiền vị trí (2) Đai ốc điều chỉnh (3) Đai ốc khoá (4) Thanh phản hồi điều khiển vị trí (A) Khoảng di động tư do của tay nâng
1. Đặt cần điều khiển vị trí (1) sang vị trí thấp nhất.
2. Khởi động động cơ và gài động cơ ở tốc độ cầm chừng (làm nóng động cơ khoảng 5 phút).
3. Di chuyển cần điều khiển vị trí (1) đến vị trí cao nhất.
4. Xoay đai ốc điều chỉnh (2) và đai ốc khoá (3) cùng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi van giảm áp bắt đầu hoạt động.
5. Xoay đai ốc điều chỉnh (2) và đai ốc khoá (3) cùng nhau ngược kim đồng hồ 2 vòng.
6. Siết chặt đai ốc khoá (3).
7. Gài tốc độ động cơ ở mức tối đa.
8. Di chuyển cần điều khiển vị trí (1) đến vị trí thấp nhất và vị trí cao nhất (3 đến 5 lần) để kiểm tra van giảm áp không hoạt động.
9. Đặt cần điều khiển vị trí (1) đến vị trí cao nhất, sau đó đẩy tay nâng lên bằng tay đến vị trí cao nhất và đo khoảng di động tự do (A).
10. Dừng động cơ.
11. Nếu khoảng di động tự do không nằm trong thông số kỹ thuật nhà sản xuất, hãy điều chỉnh lại thanh phản hồi điều khiển vị trí (4). Để giảm khoảng di động tự do của tay nâng → Kéo dài thanh phản hồi điều khiển vị trí (4). Để tăng khoảng di động tự do của tay nâng → Thu ngắn thanh phản hồi điều khiển vị trí (4).
4.2 Tháo và lắp ráp
4.2.1 Bơm thủy lực (hệ thống thủy lực móc 3 điểm)
4.2.1.1 Chuẩn bị tháo bơm thủy lực
(1) Ống hồi lưu của thiết bị lái trợ lực (2) Ống hồi lưu của thiết bị lái trợ lực (3) Ống phân phối thiết bị lái trợ lực (4) Bơm thủy lực (thiết bị lái trợ lực) (5) Ống phân phối 3P (6) Bu-lông khớp nối của ống phân phối thiết bị lái trợ lực (7) Bơm thủy lực (hệ thống 3 điểm) (8) Vít lắp ráp ống phân phối 3P (phía bộ bơm thủy lực) (9) Vít lắp ráp ống phân phối 3P (phía khối xi-lanh thủy lực)
1. Tháo nắp bên hông (bên phải).
2. Tháo ống phân phối thiết bị lái trợ lực (3) và ống hồi lưu thiết bị lái trợ lực (2).
3. Tháo ống hút bằng cao su (1).
4. Tháo ống phân phối 3P (5).
5. Tháo bộ bơm thủy lực. (Khi lắp ráp lại)
• Tra mỡ bôi trơn vào vòng chữ O và cẩn thận để không làm hư.
• Thay long đền bằng đồng mới cho ống phân phối của thiết bị lái trợ lực (3).
• Siết chặt bu-lông, vít, đai ốc và vít cấy vào mômen xoắn quy định.
4.2.1.2 Tháo bộ bơm thủy lực
1. Tháo vít lắp ráp nắp bơm (7).
2. Tháo bánh răng bị động (6), bánh răng bị động (2) và đĩa bên hông (3) khỏi hộp.
(1) Vỏ 1 (2) Bánh răng bị động (3) Đĩa bên hông (4) Nắp bơm (5) Vỏ 2 (6) Bánh răng truyền động (7) Vít
(Khi lắp ráp lại)
• Cẩn thận không làm hỏng đệm.
• Cân chỉnh lỗ của nắp bơm (4) và hộp 2 (5).
• Lắp ráp đĩa bên hông, lưu ý vị trí và hướng của nó.
• Lắp ráp bánh răng, lưu ý hướng của nó.
• Siết chặt vít lắp ráp nắp bơm tới mômen xoắn siết chặt quy định.
4.2.1.3 Kiểm tra chạy rà bơm thủy lực
Sau khi lắp ráp lại, tiến hành vận hành chạy rà theo cách sau và kiểm tra bơm xem có gì khác thường không trước khi sử dụng. Nếu nhiệt độ bơm tăng đáng kể trong khi chạy rà, hãy tiến hành kiểm tra lại.
1. Lắp ráp bơm thủy lực cho máy kéo và lắp ráp ống hút và ống phân phối thật chặt.
2. Gài tốc độ động cơ ở 1300 đến 1500 phút-1 (vòng/ phút) và vận hành bơm thủy lực ở trạng thái không tải trong khoảng 10 phút.
3. Gài tốc độ động cơ ở 2000 đến 2200 phút-1 (vòng/ phút) và bơm thủy lực được đặt áp suất 2,9 MPa (30 kgf/cm2, 430 psi) đến 4,9 MPa (50 kgf/cm2, 711 psi), hãy vận hành nó trong khoảng 15 phút.
4. Khi động cơ được gài ở tốc độ tối đa, xoay hoàn toàn tay lái sang trái hoặc sang phải, sau đó khởi động van giảm áp năm lần trong 25 giây (mỗi lần 5 giây).
4.2.2 Xi-lanh thủy lực
4.2.2.1 Tháo bộ dây đai an toàn
1. Tháo đai ốc lắp ráp bộ dây đai an toàn (1).
2. Tháo dây an toàn (2), (3).
(1) Đai ốc lắp ráp bộ dây an toàn (2) Dây đai an toàn (Phía cài khóa) (3) Dây đai an toàn (Phía vòng kẹp)
(Khi lắp ráp lại)
• Lắp dây đai an toàn (phía cài khóa) (2) sang bên trái, dây đai an toàn (phía vòng kẹp) (3) sang bên phải của máy kéo.
• Siết chặt đai ốc lắp ráp dây đai an toàn vào mômen xoắn siết chặt quy định.
4.2.2.2 Tháo ROPS
1. Cố định ROPS (2) bằng đai chằng (1).
(1) Đai chằng (2) CƠ CẤU BẢO VỆ LĂN
2. Tháo phần trên của vít lắp ráp đầu nối ngoài (3) ở cả hai phía.
3. Nâng ROPS phía trên lên và tháo nó ra.
4. Tháo chốt kiểm tra xích (6).
5. Tháo vít lắp ráp ROPS 1 (7), 2 (8) và tháo ROPS phía dưới (9).
(3) Vít lắp ráp đầu nối ngoài (Trên) (4) Vít lắp ráp đầu nối ngoài (Dưới) (5) Đầu nối ngoài (6) Chốt kiểm tra xích (7) Vít lắp ráp ROPS 1 (8) Vít lắp ráp ROPS 2 (9) ROPS phía dưới (10) Hộp trục cầu sau
(Khi lắp ráp lại)
QUAN TRỌNG
• Đảm bảo không có khoảng ách giữa ROPS dưới và ROPS trên.
(A) ROPS phía trên (B) ROPS phía dưới (C) Lắp sai cách (D) Lắp đúng cách
LƯU Ý
• Đảm bảo có khoảng hở (15 mm (0,6 in.) trở lên) giữa tấm chắn bùn và ROPS ở cả hai phía.
• Chắc chắn lắp mặt dưới của ROPS phía dưới (9) lên mặt trên của hộp trục cầu sau (10).
• Tra keo khoá ren (Three Bond 1324 hoặc tương đương) vào vít lắp ráp đầu nối ngoài (3), (4).
• Sau khi tạm thời siết chặt tất cả các vít lắp ráp ROPS, siết chặt vít lắp ráp ROPS 1 (7) và 2 (8) vào mômen xoắn quy định theo thứ tự.
4.2.2.3 Tháo thanh nâng và cáp âm của bình ắc quy
1. Tháo thanh nâng (1) và cần nối trên (2).
(1) Thanh nâng (2) Cần nối trên
2. Tháo cáp âm.
4.2.2.4 Tháo các bộ phận bên ngoài
1. Đặt giá lắp ráp dưới vỏ bộ ly hợp và hộp số.
2. Nới lỏng và tháo đai ốc và bu-lông lắp ráp bánh sau.
3. Tháo bánh sau.
4. Tháo ghế (1).
5. Tháo tay nắm (2), (3).
6. Tháo hộp dụng cụ (6).
7. Tháo giá đỡ ghế (7).
8. Ngắt đầu nối đèn xi-nhan và cảnh báo nguy hiểm (4) và đầu nối đèn hậu (5).
9. Tháo dây dẫn điện khỏi ghế sàn (15).
10. Tháo tay nắm (8), (9) và bộ phận dẫn hướng cần dẫn hướng (10).
11. Tháo thảm sàn.
12. Tháo cầu đỡ tấm chắn bùn (11).
13. Tháo tấm chắn bùn (bên trái) (12) và (bên phải) (13).
(1) Ghế (2) Cần truyền động bánh trước (3) Tay nắm (van điều khiển thủy lực 3P) (4) Đèn xi-nhan và cảnh báo nguy hiểm (5) Đèn hậu (12) Tấm chắn bùn (Bên trái) (13) Tấm chắn bùn (Bên phải)
14. Tháo bàn đạp khóa vi sai (14).
15. Tháo ghế sàn (15).
(6) Hộp dụng cụ (7) Giá đỡ ghế (8) Tay nắm cần điều khiền vị trí (9) Tay nắm cần sang số bánh răng PTO (10) Cần dẫn hướng (11) Cầu đỡ tấm chắn bùn (14) Bàn đạp khóa vi sai (15) Ghế sàn
16. Tháo thanh truyền thắng (bên trái) (16) và (bên phải).
(16) Thanh truyền thắng (bêntrái)
(Khi lắp ráp lại)
• Siết chặt đai ốc lắp ráp bánh sau vào mômen chỉ định.
4.2.2.5 Tháo xi-lanh thủy lực
1. Nới lỏng và tháo đai ốc và vít lắp ráp bộ xi-lanh thủy lực.
2. Đỡ bộ xi-lanh thủy lực bằng dây nâng ni lông và cần trục palăng, rồi tháo ra ngoài.
(Khi lắp ráp lại)
LƯU Ý
• Lắp ráp lại bộ xi-lanh thủy lực vào máy kéo, đảm bảo điều chỉnh thanh phản hồi điều khiển vị trí.
• Tra đệm keo (Three Bond 1206C hoặc tương đương) vào mặt khớp nối giữa bộ xi-lanh thủy lực và hộp số sau khi lau sạch nước, nhớt và đệm keo còn sót lại.
• Khi thay các vít cấy lắp ráp bộ xi-lanh thủy lực, tra keo khoá (Three Bond 1324 hoặc tương đương) vào phần ren (A) của vít cấy.
• Siết chặt theo mômen xoắn siết chặt quy định như thể hiện trong bảng kế tiếp.
4.2.2.6 Tháo van điều chỉnh tốc độ hạ xuống
(1) Tay nắm (2) Trục nối dài (3) Chốt định vị (4) Vòng chặn bên trong (5) Long đền (6) Trục điều chỉnh thủy lực (7) Thân van (8) Vòng đai điều chỉnh (9) Lò xo (10) Long đền (11) Vòng chặn bên trong (12) Vòng chữ O
1. Tháo bộ van điều chỉnh tốc độ hạ xuống khỏi khối xi-lanh thủy lực.
2. Tháo vòng chặn bên trong (4) và tháo trục điều chỉnh thủy lực (6).
3. Tháo vòng chặn bên trong (11) và kéo lò xo (9) và vòng đai điều chỉnh (8) ra.
(Khi lắp ráp lại)
• Lắp ráp trục điều chỉnh thủy lực (6) vào thân van
(7), đồng thời lưu ý vòng chữ O (12).
4.2.2.7 Tháo thanh nối pit-tông thủy lực và pit-tông thủy lực
1. Rút chốt lò xo.
2. Tháo thanh nối pit-tông thủy lực.
3. Tháo chốt khỏi phần trước của xi-lanh thủy lực.
4. Bơm khí nén qua lỗ chốt và lấy pit-tông thuỷ lực ra.
CHÚ Ý
• Không đặt tay lên khối xi-lanh thủy lực. Pit-tông thuỷ lực có thể trượt ra ngoài với lực tác động lớn.
(Khi lắp ráp lại)
• Lắp ráp pit-tông, đồng thời lưu ý vòng chữ O và vòng đỡ (3).
(1) Pit-tông thủy lực (2) Vòng chữ O (3) Vòng đỡ
• Tra mỡ bôi trơn vào đáy pit-tông tiếp xúc với thanh nối pit-tông thủy lực.
• Tra nhớt hộp số vào xi-lanh rồi lắp ráp pit-tông thủy lực (1).
4.2.2.8 Tháo tay nâng, tay thủy lực và trục tay thủy lực
(1) Tay thủy lực (2) Vòng chữ O (3) Vòng đai (4) Tay nâng (bên trái) (5) Trục tay thủy lực (6) Tay nâng (bên phải) (a) Dấu cân chỉnh (b) Dấu cân chỉnh (Dấu nối sơn màu trắng) (c) Dấu cân chỉnh
1. Tháo thanh phản hồi khỏi cần phản hồi.
2. Tháo các vít định vị tay nâng.
3. Tháo tay nâng (bên trái) (4).
4. Kéo trục tay đòn thủy lực (5) và tay nâng (bên phải) (6) ra theo khối.
5. Tháo tay thủy lực (1).
6. Tháo vòng đai (3) và vòng chữ O (2).
(Khi lắp ráp lại)
• Cân chỉnh dấu cân chỉnh (a), (b) và (c).
• Tra mỡ bôi trơn vào bạc lót bên trái và bên phải của khối xi-lanh thủy lực và vòng chữ O (2).
• Cẩn thận không làm hư vòng chữ O (2).
4.2.2.9 Tháo bạc lót
(1) Vòng đai (trái) (2) Vòng chữ O (3) Bạc lót (trái) (4) Bạc lót (5) Vòng chữ O (6) Vòng đai (bên phải) (a) Mặt bên phải ★ Lưu ý rằng đầu vòng đai không nhô ra ở đầu thân xilanh thủy lực. (A) Chiều dài bên trái (B) Chiều dài bên phải
1. Tháo bạc lót (3) và (4) ra. (Khi lắp ráp lại)
• Khi lắp bạc lót mới (3), (4) bằng một dụng cụ lắp, quan sát kích thước được miêu tả trong hình.
• Tra nhớt hộp số vào rãnh xi-lanh thủy lực và bạc lót.
• Lắp bạc lót để mối hàn hướng lên trên.
4.2.3 Van điều khiển vị trí
4.2.3.1 Tháo bộ van điều khiển vị trí
QUAN TRỌNG
• Đo khoảng cách giữa mép lõi van và mép khớp nối lõi van 2 trước khi tháo.
1. Nới lỏng và tháo các vít lắp ráp van điều khiển vị trí.
2. Tháo van điều khiền vị trí (1).
(1) Van điều khiển vị trí
(Khi lắp ráp lại)
• Cẩn thận không làm hư vòng chữ O.
• Siết chặt theo mômen xoắn siết chặt quy định như thể hiện trong bảng kế tiếp.
4.2.3.2 Tháo van điều khiển vị trí
QUAN TRỌNG
• Vít định chỉnḥ (2) và khớp nối lõi van 1 (26) được điều chỉnh đến độ chính xác gần nhất. Không nên tháo chúng hoặc để chúng không đúng thứ tự trừ khi cần thiết. Nếu phải tháo vì những lý do không thể tránh được, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện điều chỉnh như sau trước khi lắp ráp.
(1) Đai ốc 1 (2) Vít điều chỉnh (3) Long đền (4) Lò xo (5) Lò xo (6) Van hình nấm 1 (7) Bệ van (8) Măng sông (9) Vòng đỡ (10) Van hình nấm 2 (11) Chốt (12) Lò xo (13) Long đền (14) Khuyên hãm ngoài (15) Đai ốc 2 (16) Tấm 1 (17) Chốt pit-tông (18) Lõi van (19) Chốt van xả (20) Lò xo (21) Van xả (22) Van hình nấm 3 (23) Lò xo (24) Chốt (25) Khớp nối lõi van 2 (26) Khớp nối lõi van 1
Kích thước khớp nối lõi van 1 (26)
1. Xoay và điều chỉnh khớp nối lõi van 1 (26) để kích thước (a) giữa khớp nối lõi van 2 (25) và tấm 1 (16) nằm trong thông số kỹ thuật.
2. Sau khi điều chỉnh, hãy đảm bảo rằng bạn điều chỉnh thanh phản hồi điều khiển vị trí.
Kích thước lắp vít định vị (2)
1. Để kích thước (b) giữa tấm 1 (16) và thân van thành theo thông số kỹ thuật.
2. Xoay và điều chỉnh vít định vị (2) để khoảng hở (c) giữa vít định vị (2) và van hình nấm 2 (10) nằm trong thông số kỹ thuật.
4.2.4 Van giảm áp
4.2.4.1 Tháo van giảm áp
(1) Xi-lanh thủy lực (2) Chốt (3) Vòng chữ O (4) Long đền (5) Đệm điều chỉnh (6) Lò xo (7) Van hình nấm (8) Ghế
1. Tháo chốt (2) và kéo lò xo (6) và van hình nấm (7) ra.
2. Tháo bệ van (8).
(Khi lắp ráp lại)
QUAN TRỌNG
• Sau khi tháo và lắp ráp van giảm áp, hãy đảm bảo rằng bạn điều chỉnh áp suất cài đặt van giảm áp.
• Cẩn thận không làm hư vòng chữ O.
4.2.5 Van an toàn xi-lanh
4.2.5.1 Tháo van an toàn xi-lanh
(1) Vít điều chỉnh (2) Đai ốc khoá (3) Lò xo (4) Ghế (5) Bi (6) Vỏ
1. Tháo bộ van an toàn xi-lanh (7).
(7) Bộ van an toàn
2. Giữ chặt van an toàn xi-lanh bằng ê-tô.
3. Nới lỏng đai ốc khoá (2) và tháo vít điều chỉnh (1).
4. Lấy lò xo (3), bệ (4) và bi (5).
(Khi lắp ráp lại)
QUAN TRỌNG
• Sau khi tháo và lắp bộ van an toàn xi-lanh, chắc chắn phải kiểm tra áp suất vận hành.
• Lắp van an toàn xi-lanh vào khối xi-lanh thủy lực, cẩn thận không làm hỏng vòng chữ O.
4.3 Bảo dưỡng
4.3.1 Bơm thủy lực (hệ thống 3 điểm)
4.3.1.1 Kiểm tra lỗ buồng bơm thủy lực (độ sâu của vết xước)
Các dụng cụ cần dùng
• Đồng hồ đo lỗ
1. Kiểm tra vết xước trên bề mặt bên trong của buồng bơm do bánh răng gây ra.
2. Nếu vết xước kéo dài hơn nửa diện tích bề mặt bên trong của buồng bơm, hãy thay bộ bơm.
3. Đo đường kính trong của buồng bơm có bề mặt bên trong không bị xước và đo đường kính trong của buồng bơm có bề mặt bên trong bị xước.
4. Nếu trị số thu được qua hai lần đo khác với giới hạn cho phép, thay cả bộ bơm thủy lực.
4.3.1.2 Kiểm tra khe hở giữa bạc lót và trục bánh răng
Các dụng cụ cần dùng
• Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp) (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp)
• Đồng hồ xi-lanh
1. Đo đường kính ngoài của trục bánh răng bằng Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp) đo ngoài.
2. Đo đường kính trong của bạc lót bằng Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp) đo trong hoặc đồng hồ xi-lanh và tính khoảng hở.
3. Nếu khoảng hở vượt quá giới hạn cho phép, hãy thay trục bánh răng và bạc lót theo bộ.
4.3.1.3 Kiểm tra độ dày tấm bên hông
Các dụng cụ cần dùng
• Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp)
1. Đo độ dày tấm bên hông bằng Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp).
2. Nếu độ dày nhỏ hơn giới hạn cho phép, hãy thay thế.
4.3.2 Xi-lanh thủy lực
4.3.2.1 Kiểm tra lỗ xi-lanh thủy lực
Các dụng cụ cần dùng
• Đồng hồ đo lỗ
1. Kiểm tra bề mặt trong xi-lanh xem có vết xước hay hư không.
2. Đo đường kính trong của xi-lanh bằng đồng hồ xilanh.
3. Nếu kích thước vượt quá giới hạn cho phép, thay thế khối xi-lanh thủy lực.
4.3.2.2 Kiểm tra khoảng hở giữa trục tay thủy lực và bạc lót
1. Đo đường kính ngoài của trục tay thủy lực bằng Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp) đo ngoài.
2. Đo đường kính trong của bạc lót bằng một Trắc vi kế (Pan-me đo ngoài hoặc thước kẹp) đo trong và tính khoảng hở.
3. Nếu khe hở vượt quá giới hạn cho phép, hãy thay thế bạc lót.
4.3.3 Van an toàn xi-lanh
4.3.3.1 Kiểm tra áp suất vận hành của van an toàn xi-lanh
LƯU Ý
• Sử dụng nhớt hộp số chỉ định để kiểm để kiểm tra áp suất vận hành của van an toàn xi-lanh.
(1) Vít điều chỉnh (2) Đai ốc khoá (3) Lò xo (4) Ghế (5) Bi (6) Vỏ (7) Adaptơ
1. Gắn van an toàn xi-lanh vào thiết bị kiểm tra vòi phun với adaptơ cố định van an toàn.
2. Đo áp suất vận hành của van an toàn xi-lanh.
3. Nếu áp suất vận hành không nằm trong thông số kỹ thuật nhà sản xuất, hãy điều bằng cách xoay vít điều chỉnh (1).
• Sau khi điều chỉnh, hãy siết chặt đai ốc khóa (2).
Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách kiểm tra - bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống thủy lực máy cày kubota L5018 . các bác cần thêm thông tin hãy liên hệ zalo: 0988437228 hoặc truy cập maykeo.vn để được tư vấn